Tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới (1973–2001)

Tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới là nơi làm việc của hơn 430 công ty, tham gia vào các hoạt động thương mại khác nhau. Ngày thường, ước tính có hơn 50,000 người làm việc trong khu phức hợp và 140,000 khách tham quan. Toàn bộ khu tổ hợp bao gồm 13,400,000 feet vuông (1,240,000 m2) không gian làm việc văn phòng, do không gian quá lớn, nó có hẳn 1 zip code riêng: 10048. Công trình cung cấp góc nhìn toàn cảnh Manhattan từ đài quan sát trong nhà ở tầng 107 tháp Bắc, từ đài quan sát ngoài trời ở đỉnh của tháp Nam và từ nhà hàng Windows on the World trên tầng 106, 107 ở tháp Bắc. Tháp đôi trở nên nổi tiếng toàn thế giới khi xuất hiện trên vô số các bộ phim và chương trình truyền hình, cũng như trên bưu thiếp và các mặt hàng khác. Cùng với Empire State Building, Chrysler Buildingtượng Nữ thần Tự do, tháp đôi cũng trở thành biểu tượng của New York. Trung tâm Thương mại Thế giới được so sánh ngang với Rockerfeller Center, tổ hợp mà anh trai David Rockerfeller – Nelson Rockerfeller đã phát triển trước đó ở Trung Manhattan.

WTC 1 và WTC 2

Góc nhìn vào phía Nam từ mặt Đông WTC 1, ngày 19 tháng 8 năm 2000.

WTC 1 và WTC 2, thường được gọi bằng tháp Bắc, hoặc tháp Nam, được thiết kế bởi Minoru Yamasaki theo kiến trúc khung ống, cung cấp cho người thuê các tầng không gian rộng rãi, không gián đoạn, hay gây cảm giác gò bó chật hẹp do cột và tường mang lại, là công trình chủ chốt của cả tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới. WTC 1 bắt đầu xây dựng từ tháng 8 năm 1968, WTC 2 bắt đầu vào tháng 1 năm 1969. Khi hoàn thành vào năm 1972, tháp Bắc trở thành tòa nhà cao nhất thế giới thời điểm đó trong suốt 2 năm, phá vỡ kỷ lục mà Empire State nắm giữ trước đó suốt 40 năm. Tháp Bắc cao 1,368 feet (417 m), cộng với chiếc ăng-ten cao 362 feet (110 m) dựng vào năm 1978, tổng cộng tháp Bắc có chiều cao 1,730 feet (530 m) tính đến điểm cao nhất của tòa nhà. Tháp Sears ở Chicago, Illinois, Mỹ, hoàn thành tháng 5 năm 1973 đã soán ngôi tháp Bắc khi đạt 1,450 feet (440 m) tính đến tầng thượng.

Góc nhìn từ ban công xuống tại WTC 2, này 14 tháng 10 năm 1988. Bên trái là các thang máy.

Khi hoàn thành năm 1973, tháp Nam trở thành tòa nhà cao thứ nhì thế giới với chiều cao 1,362 feet (415 m). Đài quan sát tầng thượng ngoài trời ở độ cao 1,362 feet (415 m) và đài quan sát trong nhà ở độ cao 1,310 feet (410 m). Cả 2 tháp chiếm diện tích khoảng 1 mẫu Anh (4,000 m2) trong tổng số 16 mẫu Anh (65,000 m2) diện tích toàn khu phức hợp. Trong một cuộc họp báo năm 1973, khi Yamasaki được hỏi “tại sao lại là 2 tòa nhà 110 tầng, mà không phải 1 tòa nhà 220 tầng?” ông tặc lưỡi đáp lại: “tôi không muốn đánh mất đi yếu tố human scale”.

Trong suốt thời gian tồn tại của mình, chưa có công trình nào có số tầng nhiều hơn tháp đôi, kể cả tháp Sears (110 tầng). Mãi sau này, khi xây dựng Burj Khalifa (2010) kỷ lục này mới bị vượt qua. Mỗi tháp có trọng lượng khoảng 500,000 tấn.

Quảng trường Austin J. Tobin

Quảng trường Austin J. Tobin nhìn về hướng Tây, giữa tháp đôi là khách sạn Marriott (WTC 3).

Nguyên mẫu Trung tâm Thương mại Thế giới có một quảng trường rộng 5 mẫu Anh được bao quanh bởi 6 công trình trong tổ hợp. Năm 1978, quảng trường này được đổi tên thành quảng trường Austin J. Tobin, theo tên của cố chủ tịch Cảng vụ New York và New Jersey vừa qua đời, người đã ủy quyền cho xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới. Vào mùa hè, Cảng vụ thường lắp đặt 1 sân khấu di động đặt quay lưng về phía tháp Bắc cho người biểu diễn. Các buổi trình diễn được bố trí lẻ tẻ do diện tích quảng trường bị giới hạn khi được sử dụng một phần để đặt các tượng điêu khắc, đài phun nước. Các buổi trình diễn chỉ có sức chứa khoảng 6,000 người. Trong nhiều năm, quảng trường có nhiều cơn gió giật do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Venturi do tháp đôi gây ra. Nhiều cơn gió mạnh đến mức có thể thổi bay cả người đi đường, phải dùng dây để hỗ trợ việc đi lại. Năm 1999, quảng trường mở cửa trở lại chào đón người dân tham quan sau khi trải qua quá trình nâng cấp, sửa chữa trị giá 12 triệu USD, bao gồm thay thế sàn cẩm thạch bằng sàn granite, lắp đặt thêm ghế đá, cây kiểng, nhà hàng, quầy kiốt thức ăn và quán ăn ngoài trời.

Đài quan sát Top of the World

Đài quan sát trên tầng thượng, nhìn về hướng Bắc đối diện Trung Manhttan ngày 21 tháng 6 năm 1984.

Mặc dù hầu hết các khu vực của tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới thuộc diện “không phận sự miễn vào”, tháp Nam lại có khu dành cho mọi người được phép tham quan đó là 2 đài quan sát mang tên Top of the World. Sau khi mua vé tham quan, khách được yêu cầu phải kiểm tra an ninh (vốn được thêm vào sau sự kiện đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993). Hành khách được đưa vào thang máy chính và chạy một mạch lên thẳng tầng 107. Các cửa sổ cách đều nhau 26 inch cho phép người từ bên trong quan sát khung cảnh bên ngoài. Năm 1995, Cảng vụ nâng cấp sửa chữa đài quan sát, sau đó cho Ogden Entertainment thuê để điều hành. Cảng vụ đã làm gia tăng tính hấp dẫn của quá trình tham quan, trong đó có việc cho chiếu một đoạn phim ngắn quay khung cảnh vòng quanh thành phố từ trực thăng. Khu ăn uống ở tầng 107 thiết kế theo chủ đề subway car (Toa tàu điện ngầm) mang đặc trưng của chuỗi cửa hàng hot dog Sbarro và Nathan's Famous. Nếu được cho phép, khách tham quan có thể leo lên thêm 2 tầng bộ để đến tầng thượng ở độ cao 1,377 ft (420 m). Vào những ngày trời quang mây tạnh, tầm nhìn có thể lên tới 50 dặm (80 km). Một hàng rào được đặt xung quanh để hạn chế người tìm đến tự tử. Sàn đài quan sát được lắp thụt vào trong và nâng cao lên, nên lớp hàng rào hầu như không thấy, chỉ thấy được lan can thường. Việc này khiến tầm nhìn không bị cản trở, không như đài quan sát của Empire State Building.

Nhà hàng Windows on the World

Nội thất trong nhà hàng Windows on the World, ngày 4 tháng 11 năm 1999.

Windows on the World là nhà hàng trên tầng 106 & 107 của tháp Bắc, khai trương vào tháng 4 năm 1976. Được sáng lập bởi Joe Baum với chi phí 17 triệu USD. Cùng với nhà hàng chính, 2 chi nhánh khác cũng được mở ngay trên đây: Hors d'Oeuvrerie (phục vụ đồ ăn Đan Mạch vào buổi sáng và sushi vào buổi chiều), Cellar in the Sky (1 quán bar). Windows on the World đồng thời cũng có mở khóa đào tạo chuyên ngành rượu vang điều hành bởi Kevin Zraly.

Windows on the World bị đóng cửa sau vụ đánh bom năm 1993. Năm 1996, nhà hàng mở cửa trở lại, nhưng 2 chi nhánh cũ bị thay thế bằng 2 nhà hàng khác: the Greatest Bar on Earth và Wild Blue. Trong bản báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000, Windows on the World thu về 37 triệu USD, trở hành nhà hàng có tổng doanh thu cao nhất Hoa Kỳ. Nhà hàng The Sky Dive trên tầng 44 trên tháp Bắc cũng là 1 chi nhánh của Windows on the World.Trong năm hoạt động cuối cùng, Windows of the World vẫn nhận được nhiều lời đánh giá, phê bình khác nhau. Nhà phê bình ẩm thực của The New York Times Ruth Reichl nhận xét “không một ai đến Windows of the World mà chỉ để ăn cả, đến cả những con người kén chọn nhất trong khoản ăn uống cũng cảm thấy hài lòng khi dùng bữa tại một trong những điểm đến ưa thích nhất của du khách khi đến thăm New York này”. Nhà hàng được cô đánh 2/4 sao, tức là mức “very good-rất tốt”. Trong quyển Appetite City: A Culinary History of New York xuất bản năm 2009, William Grimes viết: “Tại Windows, New York là món chính”.

Những tòa nhà khác

Năm tòa nhà nhỏ hơn nằm trong khu vực 16 arce (15.000 m2) của khu tổ hợp. Gồm một khách sạn 22 tầng nằm hướng Tây Nam hoạt động từ năm 1981 với tên gọi Khách sạn Vista, năm 1995 đổi tên thành Marriott World Trade Center (WTC 3). Ba công trình thấp tầng khác (WTC 4, WTC 5, WTC 6) đều là những văn phòng làm việc xây dựng theo kỹ thuật khung thép bao quanh quảng trường. WTC 6 ở góc Tây Bắc, là trụ sở của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ. WTC 5 ở góc Đông Bắc với trạm tàu điện ngầm chạy bên dưới, và WTC 4 ở góc Đông Nam là trụ sở của Sàn Giao dịch Hàng hóa New York. Năm 1987 hoàn thành công trình WTC 7 cao 47 tầng, nằm ở phía Bắc của superblock. Bên dưới tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới là trung tâm thương mại dưới lòng đất. Trung tâm thương mại được kết nối đến hàng loạt khu vực quan trọng khác trong đó có các tuyến tàu điện ngầm và PATH. Sâu dưới chân Trung tâm Thương mại Thế giới là hầm chứa vàng, thuộc quyền sở hữu của nhóm các ngân hàng thương mại khác nhau. Vụ nổ năm 1993 đã suýt ảnh hưởng đến hầm vàng. 7 tuần sau vụ tấn công 11/9, số kim loại quý trị giá 230 triệu USD được đem ra khỏi hầm ở WTC 4, trong đó bao gồm 3,800 thỏi vàng 100 Troy ounce 24K, 30,000 thỏi bạc 1,000 ounce.